Cách ăn yến chưng đúng cách để nhận nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Chưng yến là một trong những cách chế biến yến sào được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao và được người sử dụng yêu thích vì đảm bảo hương vị thơm ngon và giữ nguyên thành phần dinh dưỡng. Bạn đã biết cách ăn yến chưng đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng chưa. Nếu chưa thì bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách chưng tổ yến sào “chuẩn không cần chỉnh”.

Tổ yến là một trong những món ăn ngon và tốt với sức khỏe. Cách nấu tổ yến và cách bảo quản tổ yến như thế nào để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của tổ yến? Bài viết dưới đây sẽ trả lời giúp bạn.

Yến chưng có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu của cả Đông y và khoa học hiện đại, yến chưng nói riêng và yến sào nói chung có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Yến sào chứa nhiều dưỡng chất quý, đặc biệt là đạm cao cấp (45 – 55%), 18 loại axit amin thiết yếu (nhiều loại cơ thể không tự tổng hợp được) và hơn 30 loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Do đó, yến sào như một loại thực phẩm bổ dưỡng cho hệ tim mạch, hô hấp, thần kinh, tuần hoàn, hệ miễn dịch,… Ngoài ra, yến sào còn rất lành tính và không gây hại phù hợp cho cả người già và trẻ nhỏ. Một số lợi ích của yến chưng như:

Hỗ trợ tiêu hóa

Crom và một số axit amin là những thành phần của yến sào có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa như kích thích hệ tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng, cải thiện quá trình chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất. Vì vậy, ăn yến sào có thể giúp bạn có một chế độ dinh dưỡng tốt, tốt cho hệ tiêu hóa. 

Tốt cho thần kinh

Tổ yến cực kỳ có lợi cho hệ thần kinh trung ương. Sở dĩ như vậy vì trong thành phần của tổ yến sào có các vi chất dinh dưỡng như Mn, Cu, Zn, Br. Các chất này có tác dụng xoa dịu căng thẳng, an thần, bổ não, giúp não bộ ghi nhớ và xử lý thông tin tốt hơn. 

Tăng cường miễn dịch

Các vitamin, khoáng chất và axit amin trong tổ yến giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch và nâng cao khả năng phòng vệ của cơ thể. Vì vậy, ăn yến sào thường xuyên sẽ giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh, chống lại nhiều tác nhân gây bệnh.

Chống lão hóa

Tổ yến được coi là “thần dược” cho làn da và sắc đẹp. Trong thành phần của yến sào có chứa một lượng lớn threonine – kích thích sản sinh collagen và elastin. Hai dưỡng chất này giúp cải thiện độ đàn hồi của da, cải thiện kết cấu da, tái tạo tế bào mới, đồng thời glycerin làm chậm quá trình lão hóa, ức chế sự hình thành thành tế bào nám, sạm, hạn chế nếp nhăn trên da. 

Theo Đông y, tổ yến có tác dụng bổ máu, bồi bổ khí huyết. Vì vậy, ăn yến sào giúp bạn có làn da hồng hào, rạng rỡ, mịn màng và tươi trẻ. 

Tổ yến được coi là “thần dược” cho làn da và sắc đẹp, làm da săn chắc, mịn màng

Bổ máu

Thành phần của tổ yến chứa nhiều chất đạm và sắt. Hai nguyên liệu quan trọng để sản xuất, tái tạo hồng cầu, tái tạo máu trong cơ thể. Sắt còn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể trong việc tổng hợp hemoglobin để tăng khả năng vận chuyển oxy cho tế bào hoạt động tốt hơn.

Giảm ho, long đờm

Yến chưng được coi là một phương thuốc tuyệt vời để chữa ho, hen suyễn, long đờm, viêm phổi, cảm cúm. Bạn có thể chế biến yến chưng đường phèn, yến chưng lê để chữa các bệnh về đường hô hấp. 

Tốt cho gan 

Gan là cơ quan đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và cũng rất dễ bị tổn thương khi bạn sử dụng nhiều rượu bia, ăn những thực phẩm chứa nhiều độc tố. Trong trường hợp này, nếu bạn sử dụng yến sào thường xuyên sẽ giúp gan thanh lọc, giải độc, thanh nhiệt và bảo vệ gan khỏi những tổn thương. 

Tốt cho sức khỏe trẻ em

Yến sào là thực phẩm có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ nhỏ. Yến sào giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, học tập và vui chơi của trẻ. Thực tế cho thấy, những gia đình cho con dùng yến sào thường xuyên và đúng cách thì trẻ khỏe mạnh và ít ốm vặt hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Tốt cho xương khớp

Canxi và phenylalanine trong yến sào là dưỡng chất giúp xương chắc khỏe và phát triển toàn diện. Trong khi đó, yến sào còn chứa glucosamine quan trọng trong việc phục hồi và tái tạo sụn, xương, khớp bị tổn thương. Không chỉ những bệnh nhân bị chấn thương xương khớp, người già đau khớp mà người bình thường cũng nên bổ sung yến chưng để hạn chế các bệnh về xương khớp, loãng xương, thoái hóa khớp,…

Canxi và phenylalanine trong yến sào hỗ trợ xương chắc khoẻ

Cải thiện sinh lý

Tổ yến còn là thực phẩm tuyệt vời giúp cải thiện sinh lý nam và nữ. Vì yến sào có tác dụng kích thích sản sinh nội tiết tố trong cơ thể. Nam nữ trong độ tuổi sinh con nên ăn yến sào để nâng cao chất lượng đời sống tình dục, duy trì hạnh phúc lứa đôi. 

Giúp phục hồi cơ thể

Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú cùng với độ an toàn lành tính cao. Yến sào là thực phẩm thích hợp nhất để bồi bổ cho người mới ốm dậy, người vừa trải qua phẫu thuật để phục hồi sức khỏe. 

Yến chưng tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Tổ yến có nhiều lợi ích cho bà bầu và thai nhi: 

  • Giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng, giảm các triệu chứng ốm nghén.
  • Bổ sung các dưỡng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện. 
  • Giúp bà bầu kiểm soát tốt cân nặng, giữ dáng, đẹp da, chống lão hóa, chống rạn da. 
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu và phòng ngừa dị tật cho thai nhi.

Ăn yến chưng thế nào tốt cho sức khỏe?

Ăn yến đúng cách cũng là vấn đề được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo. Mặc dù tổ yến có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng việc bổ sung không đúng sẽ gây lãng phí mà không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo một số chuyên gia tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia, liều lượng sử dụng yến sào nên tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể. 

  • Đối với người trưởng thành, sức khỏe bình thường: Có thể ăn yến chưng 1 – 2 lần/tuần, ăn cách ngày. 
  • Trẻ em: Ăn 10g yến tươi/1 bữa. 
  • Phụ nữ mang thai: Từ tháng thứ 4 của thai kỳ đến sau khi sinh nên ăn yến sào với lượng 30g yến tươi/1 lần, cách nhau 2 – 3 ngày. 
  • Người mới ốm dậy, mới phẫu thuật: 30 – 40g yến tươi/lần là phù hợp, giúp cơ thể bồi bổ, nhanh hồi phục vết thương, hồi phục sức khỏe.
  • Buổi sáng sau khi thức dậy là thời điểm tốt nhất để ăn yến chưng. Theo nhiều chuyên gia, lúc này dạ dày trống rỗng, việc ăn yến sào sẽ hấp thu được hết các chất dinh dưỡng và phát huy tác dụng tốt nhất. 
  • Thời điểm lý tưởng thứ hai để ăn yến sào là buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút. Lúc này, thức ăn cho bữa tối đã được tiêu hóa một phần. Do đó ăn yến chưng không gây chướng bụng, khó tiêu và dinh dưỡng trong tổ yến được hấp thu tốt nhất.
  • Bạn cũng có thể ăn yến chưng vào giữa 2 bữa ăn chính. Tuy nhiên, bạn nên chọn thời điểm ăn yến tốt để hệ tiêu hóa hoạt động tốt, các chất dinh dưỡng của yến được hấp thu tối đa, đồng thời không có cảm giác no trước bữa ăn chính.

Ăn yến chưng đúng cách sẽ tối ưu hoá các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể

Cách ăn yến chưng đúng cách

Từ tổ yến khô, bạn có thể chế biến yến chưng thơm ngon, bổ dưỡng như sau:

  • Ngâm tổ yến với nước sạch (yến đã qua sơ chế) trong khoảng 30 – 60 phút. Nếu là tổ yến thô, bạn cần ngâm nước từ 2 – 3 tiếng, sau đó dùng nhíp gắp bỏ lông và bụi bẩn. 
  • Cho tổ yến mạch vào tô, thêm gừng tươi thái lát, lá dứa, đường phèn cùng 120ml nước vào tô.
  • Chưng yến trong nước khoảng 30 phút là bạn có thể thưởng thức món yến sào thơm ngon rồi. 
  • Trên đây là các bước chế biến tổ yến chưng đường phèn đơn giản nhất. Ngoài ra bạn có thể thêm các nguyên liệu như táo đỏ, hạt sen, long nhãn,… để chưng cùng. Đối với các nguyên liệu như hạt sen, bạn cần hấp chín hạt sen trước, sau đó cho vào chưng với yến. 

Bài viết trên đây là những thông tin về cách ăn yến chưng đúng cách và một số lưu ý để bạn có thể thưởng thức những yến sào thơm ngon, bổ dưỡng.